Chú thích Du_Đại_Du

  1. Các tlđd đều chép là 監司/giám tư. Danh xưng Giám tư có từ đời Tống, các chức vụ Chuyển vận sứ, Chuyển vận phó sứ, Chuyển vận phán quan và Đề điểm hình ngục, Đề cử thường bình có trách nhiệm giám sát quan lại trong phạm vi quản hạt của mình, nên được gọi chung là Giám tư. Đời Minh, các chức vụ Bố chánh sứ, Án sát sứ và Chư đạo đạo viên có trách nhiệm đốc xét các phủ, châu, huyện dưới quyền, nên cũng được gọi như vậy. Ở đây không rõ quan chức nào hay ai đã trách phạt Du Đại Du
  2. Đinh Châu và Chương Châu là 2 trong 5 phủ của Phúc Kiến. 守備/thủ bị đời Minh là chức võ quan phụ trách giữ 1 tòa thành hay 1 tòa bảo, không có phẩm cấp, không đặt cố định, chỉ là một loại quân chức kiêm nhiệm. Thủ bị không có chức trách đốc xét, nên Du Đại Du không có quyền hỏi; ông vốn không có quan chức hay quân chức, nên nói cũng không ai nghe; thành ra Du Đại Du giữ chức vụ này vừa không có danh vừa không có thực
  3. Minh sử, tlđd chép tên của Mạc Tuyên Tông là 宏瀷/Hoành Dực, tương ứng với Đại Việt thông sử, liệt truyện – Nghịch thần truyện: Phúc Nguyên chép Mạc Kính Điển hộ tống Mạc Tuyên Tông đến Trấn Nam Quan, dùng tên giả Hoằng Dực xác nhận thân phận là dòng dõi nhà Mạc
  4. Các tlđd đều chép là 岭海/lĩnh hải, tên gọi phiếm chỉ khu vực Lưỡng Quảng. Bởi khu vực này về địa lý: bắc dựa Ngũ Lĩnh, nam gặp Nam Hải, nên được gọi như vậy
  5. Minh sử, tlđd chép là 1200, Tuyền Châu thị ký, tlđd chép là 200
  6. Nhai Châu (phủ) đời Minh bao gồm 4 huyện Cảm Ân, Xương Hóa, Lăng Thủy, Vạn (nay là Vạn Ninh, Hải Nam), trị sở tại Cảm Ân
  7. Các tlđd đều chép là 杂治/tạp (lẫn lộn) trị (sửa trị), nghĩa là tổng hợp trị lý, ở đây là kết hợp pháp luật của nhà Minh với tục lệ của tộc Lê
  8. Xương Quốc, Lâm Sơn, Quan Hải (nay là trấn Quan Hải Vệ, Từ Khê) là 3 vệ sở của quân đội nhà Minh ở Chiết Đông
  9. Các tlđd đều chép là 娄门/lâu môn/cửa có xây lầu bên trên; đời xưa đặt ở mặt đông nam của thành. Lâu môn của Tô Châu đã mất hết dấu tích tường cũ, nay là nhai đạo Lâu Môn, khu Bình Giang
  10. Các tlđd đều chép là 副使/phó sứ. Nhâm Hoàn đang làm Án sát thiêm sự, nhận lệnh chỉnh đốn binh bị của 2 phủ Tô Châu, Tùng Giang – tức là Tô Tùng binh bị đạo (hay đạo viên). Binh bị đạo là chức võ quan lâm thời, không có phẩm hàm nhưng có thực quyền; bởi nhà Minh thường chọn Bố chánh tham chánh (cấp phó của Bố chánh sứ) hay Án sát thiêm sự (cấp phó của Án sát sứ) đảm nhiệm, nên còn được gọi là Binh bị phó sứ
  11. Minh sử, tlđd không chép về cuộc chiến tiễu diệt Từ Hải, nhưng lại chép Du Đại Du được thưởng nhờ công lao này. Tuyền Châu thị ký, tlđd không nhắc đến Từ Hải, xem như Du Đại Du được thưởng là nhờ việc đánh bại bọn cướp ở Hoàng Phố trước đó. Đoạn văn này người viết dựa theo Minh sử kỷ sự bản mạt quyển 55
  12. 土兵/thổ binh là quân đội địa phương, được tổ chức ở các vùng biên, đời Minh bắt đầu thiết lập trong niên hiệu Hoằng Trị. Thổ binh được biên chế nhưng nằm ngoài lực lượng chính quy (tức là binh thuộc vệ, sở), được miễn tô thuế, cấp khí giới và quân dụng, hằng năm tập trung huấn luyện 2 mùa xuân – thu. 狼兵/lang binh xuất hiện vào trung kỳ đời Minh, là quân đội được chiêu mộ chủ yếu ở Quảng Tây, một ít ở Quảng Đông, phần nhiều là người tộc Tráng, tộc Dao, chịu sự tiết chế của thổ quan. Lang binh không có binh tịch, nhưng dũng mãnh thiện chiến, nên được nhiều lần được triều đình trưng dụng; Vì quân kỷ của họ rất kém, khiến nhân dân oán sợ, nên mới có tên như vậy (lang nghĩa là sói). Thủ lãnh Lang binh có công lớn nhất trong cuộc chiến kháng Uy là Ngõa thị phu nhân
  13. 诏狱/chiếu ngục là nhà tù dành cho quan viên cao cấp, được thiết lập từ đời Tây Hán, phạm nhân là cửu khanh, quận thú trở lên. Đời Minh không có Chiếu ngục: Đại Lý tự không có nhà tù; Đô sát viện có nhà tù, nhưng quản ngục chỉ là 1 viên Ngục tư mang hàm cửu phẩm; Hình bộ vốn có nhà tù, nhưng một khi có chiếu thư bắt giam, thì phạm nhân sẽ được đưa vào nhà tù của Cẩm Y vệ, gọi là Cẩm Y ngục, nên quen gọi là Chiếu ngục. Phạm nhân đã vào Cẩm Y ngục thì tam pháp tư (Đại Lý tự, Đô sát viện và Hình bộ) không thể hỏi đến nữa!
  14. Minh sử, tlđd chép “Lục Bỉnh với Đại Du thiện”, nhưng không có sử liệu nào khác nói đến quan hệ giữ Lục Bỉnh và Du Đại Du
  15. 独轮车/độc luân xa (xe một bánh) nghĩa đen là xe rùa, người viết không tìm được sử liệu đáng tin cậy về loại xe này
  16. 京營/kinh doanh là đơn vị bảo vệ kinh sư, cũng là chủ lực của nhà Minh ở phía bắc. Thời Minh Thành Tổ, Kinh doanh là chủ lực bắc phạt, đến thời Minh Anh Tông, Kinh doanh chết sạch trong sự biến Thổ Mộc bảo
  17. 板升/bản thăng là công trình kiến trúc kết hợp giữa đất và gỗ, dùng làm nhà ở của người dân tộc Thổ Mặc Đặc Mông Cổ (Tumed). Có thuyết cho rằng Bản thăng trong tiếng Mông Cổ nghĩa là nhà ở. Khi mới dựng, kiến trúc trong thành Quy Hóa cuối đời Minh (nay là Hohhot) phần nhiều là Bản thăng, nên thành này còn được gọi là Đại Bản Thăng
  18. Minh sử, tlđd chép là 僮/đồng, là tên gọi khác của tộc Tráng, rất thông dụng vào đời Tống, ít phổ biển hơn vào đời Minh – Thanh
  19. Minh sử, tlđd chép thêm là “giết Tham chánh Lê Dân Biểu”, nhưng có nhiều tài liệu dã sử cho biết Lê Dân Biểu từ quan năm Vạn Lịch thứ 7 (1579)
  20. Xem thêm về Khởi nghĩa Cổ Điền tại Hoàng Hiện Phan, Hoàng Tăng Khánh, Trương Nhất Dân (biên soạn và trước tác) – Tráng tộc thông sử, Nhà xuất bản Dân tộc Quảng Tây, tháng 11 năm 1988, ISBN 7-5363-0422-6
  21. Phương Thúc (chữ Hán: 方叔), họ (tính) Cơ, đại thần nhà Tây Chu thời Chu Tuyên vương, có công trấn áp các tộc thiểu số Hiểm Doãn ở phương bắc và Hoài Di ở phương nam
  22. Xem Du Đại Du truyện trong Hoàng Đạo Chu – Quảng danh tướng truyện, Nhà xuất bản Thương vụ ấn thư quán, Thượng Hải, 1937

Liên quan